DLN là đất gì? Những quy định về chuyển đổi đất DLN năm 2023
Những tháng gần đây, nhu cầu về điện đang tăng trưởng rất nhanh do thời tiết nắng nóng, oi bức. Tuy nhiên, nguồn cung cấp chính là thủy điện đã dần cạn kiệt và gần như chạm đáy, không đủ để cung cấp cho cầu. Những lúc này, một số nguồn cung khác có thể phần nào hỗ trợ và làm chậm đi quá trình cạn kiệt điện. Theo như quy định của Nhà nước, sẽ có một phân loại đất dành riêng cho việc thi công, xây dựng các công trình năng lượng này, đó là đất DLN. Vậy DLN là đất gì? Câu trả lời sẽ nằm trong bài viết dưới đây. Hãy cùng theo dõi nhé!
DLN là đất gì?
Theo bảng ký hiệu các loại đất trên bản đồ địa chính, đất DLN thuộc nhóm đất phi nông nghiệp cụ thể là đất dành riêng cho công trình năng lượng như: cối xay gió, pin mặt trời, trạm biến áp, hành lang an toàn điện,... vì thế đất DLN được coi là một tài sản quý giá và được quản lý nghiêm ngặt, chặt chẽ bởi Nhà nước.
Hành vi bị cấm khi sử dụng đất DLN
Đất DLN được Nhà nước phân loại riêng là để dành cho các công trình năng lượng, vì vậy bạn hãy lưu ý và tìm hiểu thật kỹ về đất cũng như những quy định để tránh trường hợp bị cấm sử dụng loại đất này.
Những hành vi bị cấm khi sử dụng đất DLN nói riêng và những loại đất khác nói chung được quy định như sau:
Cơ sở pháp lý: Điều 12 Luật Đất Đai 2013.
Cụ thể:
-
• Lấn, chiếm, hủy hoại đất đai.
-
• Vi phạm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được công bố.
-
• Không sử dụng đất, sử dụng đất không đúng mục đích.
-
• Không thực hiện đúng quy định của pháp luật khi thực hiện quyền của người sử dụng đất.
-
• Nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp vượt hạn mức đối với hộ gia đình, cá nhân theo quy định của Luật này.
-
• Sử dụng đất, thực hiện giao dịch về quyền sử dụng đất mà không đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
-
• Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước.
-
• Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để làm trái quy định về quản lý đất đai.
-
• Không cung cấp hoặc cung cấp thông tin về đất đai không chính xác theo quy định của pháp luật.
-
• Cản trở, gây khó khăn đối với việc thực hiện quyền của người sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
Quyền và nghĩa vụ của tổ chức được nhà nước giao đất DNL
Quyền và nghĩa vụ là cặp từ luôn đi đôi với nhau trong hầu hết những vấn đề liên quan đến trách nhiệm, pháp lý,... Đối với trường hợp này cũng vậy, khi được Nhà nước giao cho đất, bạn cũng phải thực hiện một số những quyền và nghĩa vụ sau:
Điều 173 Luật Đất Đai 2013 quy định khi được Nhà nước giao đất nhưng không thu tiền sử dụng đất như sau:
-
• Tổ chức được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có quyền và nghĩa vụ chung quy định tại Điều 166 và Điều 170 của Luật này.
-
• Tổ chức được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất không có quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê quyền sử dụng đất; thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất; không được bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất.
Như vậy khi được Nhà nước trao cho quyền sử dụng đất DLN, bạn cần xem xét và thực hiện đúng nghĩa vụ theo điều 166 và Điều 177 Luật Đất đai.
Quy định về chuyển đổi quyền sử dụng đất DLN?
Vì thuộc sở hữu của Nhà nước do đó đất DLN cũng yêu cầu những quy định về sử dụng riêng biệt. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể chuyển đổi mục đích sử dụng đất theo quy định sau:
1. Đất DLN có lên thổ cư được không?
Đất DLN là đất dành riêng để xây dựng các công trình năng lượng và nằm dưới sự quản lý của nhà nước. Chính vì vậy, bạn không thể đưa đất DLN lên thổ cư được. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể xin chuyển đổi sử dụng đất thành đất nông nghiệp để nuôi trồng thủy hải sản, kinh doanh hoặc du lịch,...
2. Hồ sơ chuyển đổi
Hồ sơ chuyển đổi sẽ bao gồm:
-
• Đơn xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất
-
• Các giấy tờ pháp lý liên quan như: sổ đỏ, sổ hồng.
Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ và thủ tục bạn hãy nộp ở những địa điểm có thẩm quyền để được xét duyệt.
3. Quy trình chuyển đổi
Việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất DLN đang được Nhà nước tập trung khuyến khích vì những năm gần đây, kinh tế đang trở nên đình trệ và khó khăn thế nên việc thu hút vốn đầu tư vào các công trình năng lượng bị giảm đi đáng kể, dẫn đến tình trạng đất DLN bị bỏ hoang gây lãng phí một lượng lớn nguồn tài nguyên đất đai.
Việc chuyển đổi mục đích sử dụng sang đất phi nông nghiệp vừa giúp giải quyết được vấn đề trên vừa tạo dựng được công ăn việc làm nhờ xây dựng những mô hình chăn nuôi thủy sản, kinh doanh…
Dưới đây là quy trình chuyển đổi mà bạn có thể tham khảo:
-
• Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ và gửi đến cơ quan có thẩm quyền.
-
• Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ.
-
• Bước 3: Giải quyết hồ sơ và ký kết.
-
• Bước 4: Nhận về kết quả.
4. Lệ phí chuyển đổi
Lệ phí chuyển đổi được quy định theo Khoản 1 Điều 7 nghị định 140/2016/NĐ-CP của Chính phủ.
-
• Lệ phí trước bạ = Diện tích đất x Giá đất x Lệ phí 0.5%
-
• Thuế thu nhập cá nhân sẽ trên 25% thu nhập tính thuế
-
• Một số lệ phí đi kèm khác như phí địa chính, phí thẩm định.
Những chú ý khi chuyển đổi mục đích đất
Tuy nằm trong diện đất được khuyến khích chuyển đổi mục đích sử dụng đất nhưng đất DLN vẫn là đất thuộc sở hữu của Nhà nước. Vì vậy bạn nên chú ý đến những điểm dưới đây khi thực hiện các thủ tục và quy trình chuyển đổi mục đích đất tránh chuyển đổi thất bại hoặc thậm chí vi phạm pháp luật.
-
• Năm rõ các trường hợp chuyển đổi không cần xin phép và chuyển đổi phải xin phép theo Điều 11 Thông tư số 02/2015/TT-BTNMT và Điều 57 Luật Đất Đai 2013.
-
cChuẩn bị hồ sơ, thủ tục cần tuân thủ đúng quy định pháp luật.
Lời kết
Vừa rồi, là những chia sẻ quan trọng về khái niệm đất DLN là gì và tổng hợp một số thông tin quan trọng về loại đất này, hy vọng sẽ thật hữu ích đến bạn. Nếu vẫn còn đang thắc mắc về thông tin bài viết hoặc bất cứ điều gì liên quan đến bất động sản. Hãy liên hệ ngay với Địa Ốc Thuận Lộc để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.