Đất BKH là gì? Cập nhật những thông tin mới đất về đất 2023

Nhu cầu trồng trọt và chăn nuôi tại Việt Nam chưa bao giờ có dấu hiệu hạ nhiệt, bởi vì đây vừa là một ngành nghề chính của người dân lao động mà còn mang lại những lợi ích kinh tế trong nước và xuất khẩu lớn. Chính vì thế, đất đai canh tác cũng phải có những điều kiện và quy định riêng, tiêu biểu nhất là đất BKH. Vậy đất BKH là gì? Bài viết dưới đây sẽ là câu trả lời dành cho bạn.

Đất BKH là gì? 

Đất BHK là một loại đất nông nghiệp được sử dụng để trồng các loại cây có thời gian sinh trưởng ngắn thường không quá một năm như rau, màu, ngô, khoai,...Đất BKH phổ biến nhất là ở những vùng đồng bằng, thung lũng hoặc cao nguyên. Theo bản đồ địa chính Việt Nam đất BKH thuộc nhóm đất nông nghiệp và ký hiệu của nhóm đất này được diễn giải là “đất bằng trồng cây hàng năm”.

BKH là loại đất gì?

Phân biệt đất BHK và đất CLN

Đất BHK và đất CLN đều thuộc nhóm đất nông nghiệp, nhưng có sự khác biệt về mục đích sử dụng và thời gian sinh trưởng của cây trồng. Đất CLN là ký hiệu của “đất trồng cây lâu năm”, được dùng để trồng các loại cây có thời gian sinh trưởng dài hơn một năm, như cây công nghiệp (cao su, cà phê, hồ tiêu…), cây ăn quả (dừa, xoài, vải…), cây dược liệu, cây lấy gỗ…

Nói tóm lại hai loại đất này là giống nhau ngoại trừ cây trồng trên đất.

Đất BKH và CLN khác nhau như thế nào?

Mục đích sử dụng đất BKH?

Đất BHK được sử dụng cho các hoạt động sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi gia súc. Người sử dụng đất BHK phải tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, bảo vệ đa dạng sinh học, phòng chống xói mòn và suy thoái đất. Người sử dụng đất BHK cũng có quyền được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo Điều 98 Luật Đất đai 2013.

Hạn mức giao đất và thời hạn sử dụng đất BKH?

Theo quy định của Pháp luật tại Luật Đất đai 2013, đất BKH nói riêng hay tất cả mọi loại đất nói chung được ký hiệu trong bản đồ địa chính thì sẽ có thời hạn sử dụng. Dưới đây là những thông tin về hạn mức giao đất và thời hạn sử dụng đất BKH.

1. Hạn mức giao đất

Theo Điều 192 Luật Đất đai 20133, hạn mức giao đất trồng cây hàng năm cho hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp là:

Tối đa 03 héc ta cho mỗi loại đất đối với tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thuộc khu vực Đông Nam Bộ và khu vực đồng bằng sông Cửu Long; 02 hecta cho những khu vực khác

Tổng diện tích đất bạn được nhận không được quá 05 héc ta nếu bạn có nhiều loại đất nông nghiệp, ví dụ như đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối.

2. Thời hạn sử dụng

Căn cứ vào Điều 125 và Điều 126 Luật Đất đai 2013, thời hạn sử dụng đất BHK sẽ chia ra làm hai trường hợp:

  • • Đất sử dụng ổn định lâu dài là đất không giới hạn thời gian sử dụng;

  • • Đất có thời hạn thì sẽ được sử dụng trong 50 năm.

Khi hết thời hạn sử dụng đất, hộ gia đình, cá nhân nếu có nhu cầu thì được tiếp tục sử dụng theo thời hạn quy định là 50 năm.

Chuyển đổi đất BKH sang đất ở?

Chuyển đổi mục đích sử dụng đất là việc làm mang tính pháp lý vì vậy bạn cần thực hiện theo quy định của pháp luật. Dưới đây là những thông tin về chuyển đổi đất BKH sang đất ở

1. Đất BHK có được xây nhà không?

Người sử dụng đất phải theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và mục đích sử dụng đất theo Khoản 1 Điều 6 của Luật Đất đai. Hiện nay, chỉ có loại đất ở mới cho phép xây nhà ở và các công trình khác để phục vụ cho cuộc sống của người sử dụng đất. Do vậy, bạn không được xây nhà trên đất BHK nếu không có sự cho phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. 

Trường hợp bạn có nhu cầu xây nhà trên đất BHK, bạn phải làm thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất từ loại đất bằng trồng cây hàng năm khác sang loại đất ở. Đồng thời đáp ứng đủ những điều kiện và thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định của Pháp luật.

Đất BKH có được phép xây nhà hay không? 

2. Thủ tục chuyển đổi đất BKH sang đất ở

Thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất BHK sang đất ở gồm các bước sau:

  • • Lập hồ sơ gồm: Đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Bản vẽ hiện trạng sử dụng đất; Bản vẽ kế hoạch sử dụng đất sau khi chuyển mục đích; Giấy tờ liên quan khác theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.

  • • Nộp hồ sơ tại Sở Tài nguyên và Môi trường hoặc cơ quan được ủy quyền của Sở Tài nguyên và Môi trường.

  • • Cơ quan có thẩm quyền tiến hành kiểm tra, xác minh, thẩm định hồ sơ và ra quyết định chấp thuận chuyển mục đích sử dụng đất hoặc từ chối chuyển mục đích sử dụng đất.

  • • Sau khi có quyết định chấp thuận, người sử dụng đất phải nộp tiền sử dụng đất theo quyết toán của cơ quan có thẩm quyền.

  • • Người sử dụng đất nhận về quyết định.

Có nên mua đất BKH không?

Đất BKH là loại đất phổ biến với giá mềm hơn rất nhiều so với đất thổ cư đồng thời tiềm năng phát triển cũng rất lớn. Tuy nhiên, nếu quyết định mua cần tìm hiểu thật kỹ những điều sau đây để bởi hạn chế gặp phải những rủi ro không đáng có:

  • • Tìm hiểu kỹ pháp lý.

  • • Hiểu rõ quy định về pháp luật.

  • • Cần có nguồn vốn dồi dào.

  • • Chuẩn bị kỹ những thông tin về môi giới, chuyển nhượng,...

Những câu hỏi liên quan đến đất BKH?

Ngoài những vấn đề về chuyển đổi và mua bán vẫn có một số vấn đề mà bạn có thể thắc mắc. Dưới đây là đáp án dành cho bạn.

1. Giá đất BHK hiện nay?

Đất trồng cây hàng năm bao gồm đất trồng lúa và đất trồng các loại cây khác theo chu kỳ hàng năm. Pháp luật hiện hành đã quy định khung giá đất cho loại đất này tại Phụ lục I của Nghị định số 96/2019/NĐ-CP ngày 19/12/2019 của Chính phủ.

Đồng Bằng Sông Hồng: 

Nhận xét về Đồng Bằng Sông Hồng như sau:

  • • Về giá: Giá đất tại Vùng Đồng bằng có tính chất ôn hòa, hơn hết đất BKH tại đây rất nhiều vì được trải dài khắp các xã địa hình.

  • • Về tiềm năng phát triển: Là vùng có vụ lúa lớn nhất Việt Nam, chính vì vậy nơi đây phù hợp để đầu tư và phát triển lúa nước nhất. Không những thế, hiện nay Việt Nam đang đẩy mạnh đổi mới lại cơ cấu kinh tế kết hợp với những mô hình tăng trưởng giúp phát huy năng suất dựa trên những nền tảng vững chắc về khoa học, nên còn có thể phát triển nhiều ngành mới mang lại lợi ích kinh tế cao tại nơi đây.

Đồng bằng Sông Cửu Long:

Nhận xét về Đồng bằng Sông Cửu Long như sau:

  • • Về giá: Giá tại những xã đồng bằng tại đơi đây khá cao.

  • Về tiềm năng phát triển: Hiện nay, ở đồng bằng sông Cửu Long đã thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ lúa nước sang các loại cây khác như bắp, thanh long, vừng đen, ớt, dứa,... Chính vì thế, tại đây rất phù hợp với việc nuôi trồng các loại cây đã nêu, đồng thời gia tăng lợi ích kinh tế trong nước cũng như xuất khẩu.

Giá đất BKH hiện nay là bao nhiêu

2. Xây nhà tạm trên đất nông nghiệp được không?

Luật Đất đai năm 2013 quy định rằng người sử dụng đất phải tuân theo mục đích sử dụng đất đã được ghi trên sổ đỏ hoặc các tài liệu khác liên quan đến việc chuyển nhượng đất. Mục đích sử dụng đất này phải phù hợp với quy định của pháp luật. Nếu người sử dụng đất làm trái với mục đích đã ghi, thì sẽ bị coi là vi phạm.

Vì vậy, nếu bạn xây dựng nhà tạm trên đất nông nghiệp, bạn sẽ vi phạm Pháp luật, vì đất nông nghiệp chỉ dành cho sản xuất nông nghiệp, không phải để xây dựng nhà ở. Bạn cần chú ý điều này để tránh gặp rắc rối.

Đất nông nghiệp không cho phép người dân xây nhà tạm

3. Giá đền bù đất BKH hiện nay?

Khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp, người sử dụng đất sẽ được nhận tiền đền bù theo công thức sau: Tiền đền bù = Diện tích đất bị thu hồi (m2) nhân với Giá đất theo khung giá đất nhân với Hệ số điều chỉnh giá đất (VNĐ/m2). Giá đất theo khung giá đất là giá đất được quy định theo phụ lục I của Nghị định số 96/2019/NĐ-CP ngày 19/12/2019 của Chính phủ. 

Hệ số điều chỉnh giá đất là hệ số được áp dụng để thay đổi giá đất theo khung giá đất phù hợp với thực tế của từng khu vực, loại đất và mục đích sử dụng.

Lời kết

Như vậy Địa Ốc Thuận Lộc đã chia sẻ đến bạn đất BKH là gì và những thông tin pháp lý liên quan. Hy vọng rằng cũng đã giải quyết được phần nào những thắc mắc của bạn. Rất mong nhận được những phản hồi về bài viết từ bạn hoặc những vấn đề khác liên quan, Địa Ốc Thuận Lộc sẽ nhiệt tâm hỗ trợ.

Chia sẻ bài viết: