Sổ xanh là gì? Cập nhật quy định pháp lý mới nhất về sổ xanh
Sổ hồng, sổ đỏ là hai loại giấy tờ pháp lý quan trọng khi nhắc đến lĩnh vực đất đai, bất động sản. Tuy nhiên trong môi trường lâm nghiệp vẫn có một loại sổ khác đó sổ xanh. Vậy sổ xanh là gì? Và những quy định pháp lý về sổ xanh là như thế nào. Câu trả lời sẽ nằm trong bài viết dưới đây. Bạn hãy theo dõi đến cuối bài viết nhé!
Sổ xanh là gì? Giá trị của đất sổ xanh
1. Sổ xanh là gì?
Sổ xanh là một loại giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất rừng, do Lâm trường cấp cho người dân để quản lý, khai thác và trồng rừng có thời hạn. Sổ xanh có màu xanh da trời, thuộc nhóm đất nông nghiệp theo Luật Đất đai 2013.
2. Giá trị của đất sổ xanh
Sổ xanh là một trong các loại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, có giá trị pháp lý tương tự như sổ đỏ hay sổ hồng. Tuy nhiên, do được cấp bởi Lâm trường, không phải cơ quan nhà nước có thẩm quyền về đất đai, nên sổ xanh có một số điểm khác biệt so với các loại sổ khác. Cụ thể:
-
• Sổ xanh chỉ được cấp cho người dân để quản lý, khai thác và trồng rừng, không được sử dụng vào các mục đích khác như ở, kinh doanh, sản xuất…
-
• Sổ xanh có thể bị thu hồi khi hết thời hạn hoặc khi người dân vi phạm các quy định về bảo vệ rừng.
-
• Sổ xanh có khả năng chuyển sang sổ đỏ hay sổ hồng hay không phụ thuộc vào việc Lâm trường có cho phép chuyển nhượng hay không và việc địa phương có chủ trương giao lại đất cho người dân hay không.
Đất sổ xanh có thời hạn bao lâu?
Cũng giống với những loại đất khác, đất sổ xanh cũng có thời hạn sử dụng và được căn cứ xét thời hạn theo quy định của Pháp luật. Cụ thể:
Cơ sở pháp lý: Căn cứ theo Điều 126 Luật Đất Đai 2013.
Bạn có thể hiểu như sau:
-
• Người dân trực tiếp làm nông được giao đất, công nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp trong 50 năm.
-
• Người dân không làm nông được thuê đất nông nghiệp không quá 50 năm.
-
• Tổ chức sử dụng đất vào mục đích sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp, làm muối được giao đất, cho thuê đất không quá 50 năm.
-
• Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất vào mục đích thương mại, dịch vụ, làm cơ sở sản xuất phi nông nghiệp được giao đất, cho thuê đất không quá 50 năm.
-
• Tổ chức thực hiện các dự án đầu tư được giao đất, cho thuê đất không quá 50 năm.
-
• 50 năm là thời hạn sử dụng dành cho người Việt Nam định cư nước ngoài hoặc doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nhưng đang thực hiện các dự án tại Việt Nam.
-
• Dự án có vốn lớn như gặp khó khăn về kinh tế, xã hội nên gặp khó khăn trong thu hồi vốn, có thể được giao đất, cho thuê đất không quá 70 năm.
-
• Thời gian sử dụng là 99 năm dành cho những tổ chức nước ngoài nhưng đảm nhiệm trọng trách ngoại giao.
-
• Đối với đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã, phường, thị trấn, có thể được cho thuê không quá 05 năm.
-
• Tổ chức sự nghiệp công lập có khả năng tự chủ tài chính có đất dùng để xây dựng những công trình sự nghiệp hoặc các công trình có mục đích kinh doanh rõ ràng, có thể được giao đất, cho thuê đất không quá 70 năm.
Tóm lại, tùy vào nhu cầu và mục đích sử dụng nấu đã nêu ra ban đầu mà loại đất sổ xanh sử dụng sẽ có thời hạn khác nhau.
Đất sổ xanh có xây nhà được không?
Ở nước ta, diện tích đất nông nghiệp là rất lớn và tất nhiên đất sổ xanh cũng không phải ngoại lệ. Tuy nhiên, ngày nay hầu hết mọi người đã quá quen với việc xây dựng nhà cửa trên đất sổ đỏ và sổ hồng. Vì thế gây ra một thắc mắc lớn đó là đất sổ xanh có thể xây nhà hay không. Dưới đây là câu trả lời Địa Ốc Thuận Lộc gửi đến bạn:
-
• Đầu tiêu, nếu muốn xây nhà trên đất sổ xanh thì bạn cần biết và đạt được những điều kiện đã nêu tại Điều 6 Luật Đất đai 2013.
-
• Thứ hai, để xây nhà, đất phải tuân theo quy hoạch, kế hoạch và mục đích – tức là đất ở (đất thổ cư) mới được xây nhà ở. Còn với nhà, theo điều 93 Luật Xây dựng 2014, mỗi khu vực, công trình xây dựng sẽ có quy định riêng về cấp phép.
-
• Thứ ba, Có thể hiểu đất sổ xanh và đất nông nghiệp và xét theo Khoản 1 Điều 10 Luật đất đai 2013 đất này không thể xây nhà được ngoại trừ trường hợp đã chuyển đổi mục đích sử dụng.
Tổng kết lại, đất sổ xanh hoàn toàn có thể xây nhà nếu đã thực hiện chuyển đổi mục đích sử dụng đất đúng theo quy định của Pháp luật.
Đất sổ xanh có chuyển nhượng được không?
Chuyển nhượng đất là một hoạt động pháp lý được thực thi theo quy định của nhà nước. Dưới đây là những kiều kiện cần có để có thể chuyển nhượng đất căn cứ theo Điều 192 Luật Đất đai 2013:
-
• Hộ gia đình, cá nhân đang sinh sống xen kẽ trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái thuộc rừng đặc dụng nhưng chưa có điều kiện chuyển ra khỏi phân khu đó thì chỉ được chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất ở, đất rừng kết hợp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản cho hộ gia đình, cá nhân sinh sống trong phân khu đó.
-
• Hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất ở, đất sản xuất nông nghiệp trong khu vực rừng phòng hộ thì chỉ được chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất ở, đất sản xuất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân đang sinh sống trong khu vực rừng phòng hộ đó.
-
• Hộ gia đình, cá nhân là dân tộc thiểu số sử dụng đất do Nhà nước giao đất theo chính sách hỗ trợ của Nhà nước thì được chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất sau 10 năm, kể từ ngày có quyết định giao đất theo quy định của Chính phủ.
Xét theo nội dung của Điều trên, Đất sổ xanh là một loại đất thuê nên không thể thực hiện chuyển nhượng. Tuy nhiên vẫn có trường hợp ngoại lệ được cho phép đó là nhượng cho những cá nhân hoặc hộ gia đình sống trong phân khu của lô đất xanh đó.
Vay thế chấp sổ xanh ngân hàng được không?
Thế chấp là việc mà bạn dùng những thứ mà bạn đang sở hữu để có thể đảm bảo thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ mà không giao tài sản cho phía nhận thế chấp. Đất đai cũng là một trong những tài sản mà bạn có thể đem đi thế chấp. Tuy nhiên cần tuân thủ theo những quy định của Pháp luật.
Căn cứ theo khoản 1 Điều 179 Luật Đất đai, đất sổ xanh vẫn có thể thực hiện để vay thế chấp ngân hàng. Tuy nhiên, phải thỏa mãn những điều kiện riêng sau đây:
-
• Không quá 300 ha rừng sản xuất trong sổ xanh mới được thế chấp.
-
• Không thể ghi đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ trong sổ xanh vì bên nhận thế chấp không có điều kiện bảo đảm.
Chuyển đổi sổ xanh sang sổ đỏ
Đất sổ xanh chiếm diện tích rất lớn trên quỹ đất Việt Nam. Chính vì thế mà Nhà nước vẫn hỗ trợ người dân thực hiện chuyển đổi sổ xanh sang sổ đỏ. Dưới đây là những thông tin về điều kiện cũng như quy trình chuyển đổi.
1. Đất sổ xanh có chuyển sang sổ đỏ được không
Để thực hiện chuyển đổi đất sổ xanh sang sổ đỏ lưu ý những điều sau đây:
-
• Kiểm tra lô đất sổ xanh có nằm trong quy định tại Khoản 1 Điều 100 Luật Đất đai 2013 hay không.
-
• Sau khi đã thực hiện bước kiểm tra bạn phải chứng minh được với Lâm trường là đất sổ xanh đã thỏa mãn những điều kiện của Điều, Khoản trên.
Tóm lại, chỉ trừ những trường hợp đất sổ xanh bị cấm hoặc giới hạn quyền chuyển đổi từ Lâm trường còn lại thì vẫn có thể thực hiện chuyển đổi bình thường.
2. Chuyển sổ xanh sang sổ đỏ mặt bao nhiêu tiền
Trường hợp bạn muốn được cấp sổ đỏ, sổ hồng, bạn phải nộp các khoản tài chính sau đây:
-
• Lệ phí trước bạ: được tính bằng cách nhân diện tích đất chịu lệ phí trước bạ với giá đất tính lệ phí trước bạ với tỷ lệ tính lệ phí trước bạ.
-
• Lệ phí cấp Giấy chứng nhận: 25 ngàn đồng/ giấy hoặc 100 ngàn đồng/ giấy tùy trường hợp. Sẽ có những trường hợp miễn thuế.
Có nên mua đất sổ xanh hay không?
Đất sổ xanh là loại đất nông nghiệp, có giá rẻ hơn các loại đất khác như đất thổ cư, chăn nuôi, trồng cây hàng năm. Đất sổ xanh thường có quy mô lớn và phù hợp cho mục đích nông nghiệp hoặc xây dựng các dự án lớn. Vì vậy, nếu bạn muốn phát triển lâm nghiệp thì nên mua đất sổ xanh.
Tuy nhiên, khi mua đất sổ xanh, bạn cần chú ý rõ về khái niệm, yếu tố pháp lý của đất sổ xanh để hạn chế tối đa những rủi ro không đáng có.
Lời kết
Vừa rồi những chia sẻ về sổ xanh như sổ xanh là gì, những quy định về pháp lý của sổ xanh. Mong rằng bài viết đã mang đến bạn nhiều giá trị thông tin cũng như lợi ích nhất. Nếu vẫn còn thắc mắc về bài viết hoặc bất cứ thông tin nào liên quan đến lĩnh vực bất động sản, hãy liên hệ trực tiếp với Địa Ốc Thuận Lộc để được tư vấn nhiệt tâm nhất.